Quay lại

Ngày đăng: 19/09/2016

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới
Phiên giao dịch cuối tuần qua thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một phiên giảm điểm mạnh sau khi Triều Tiên tuyên bố đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5 (mạnh 10 kiloton) vào sáng 9/9. chỉ số Dow Jones giảm 394,46 điểm, tương ứng 2,13%, xuống 18.085,45 điểm, chỉ số S&P 500 mất 53,49 điểm, hay 2,45%, xuống 2.127,81 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 133,58 điểm, tương đương 2,54%, xuống 5.125,91 điểm. Cả tuần, Dow Jones mất 2,2%, mức giảm lớn nhất kể từ tuần đầu tiên của năm 2016
Fed sẽ họp chính sách 2 ngày vào 20-21/9 tới. Số liệu kinh tế đáng thất vọng gần đây đã củng cố quan điểm cho rằng Fed sẽ chưa nâng lãi suất trong phiên họp tháng 9 này. Bên cạnh đó, hôm 8/9, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục.Theo số liệu của CME Group, tỷ lệ dự đoán Fed nâng lãi suất trong phiên họp tháng 9 này hiện là 24% so với 18% hôm 8/9, trong khi tỷ lệ này trong tháng 12 là 60%.
Mặc dù giảm khá mạnh vào phiên giao dịch cuối tuần tuy nhiên giá dầu vẫn kết thúc một tuần tăng giá nhờ sự sụt giảm dự trữ dầu thô tại Mỹ và kỳ vọng các nhà sản xuất chính sẽ tiến tới thỏa thuận “đóng băng sản lượng”. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10 trên sàn Nymex giảm 1.74 USD (tương ứng 3.7%) còn 45.88 USD/thùng, nhưng vẫn tăng 3.2% trong tuần qua. Dầu Brent giao tháng 11 trên sàn London sụt 1.98 USD (tương ứng 4%) xuống 48.01 USD/thùng. Dù vậy, hợp đồng này vẫn leo dốc 2.5% trong tuần qua.
 
Diễn biến thị trường trong nước
Sau thương vụ đầu tư với GIC, VCB là cổ phiếu largcap bị NDTNN bán mạnh và là nguyên nhân chính kéo chỉ số đi xuống trong tuần trước thì tuần này câu chuyện bán ròng lại tập trung chủ yếu vào VNM. Trong đó, VNM đứng đầu danh sách bán ròng tuần qua với giá trì ròng đạt 532 tỷ đồng, tiếp theo đó là VCB (-243 tỷ đồng) và PVD (-111,3 tỷ đồng).
Một thông tin khá quan trọng đối với diễn biến bán ròng của VNM đó là hai cổ đông nội bộ thuộc nhóm Dragon Capital là Amersham Industries Ltd(nắm giữ 13,9 triệu CP) và Grinling International Ltd (nắm giữ 6,4 triệu CP) đăng ký bán lần lượt 2,5 triệu cổ phiếu và 2 triệu cổ phiếu VNM. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 7/9 đến 6/10 thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Với diễn biến này, chúng tôi nhận thấy rằng có thể một số quỹ đầu tư lớn đang muốn chốt lời bớt VNM và VCB trong danh mục và dành tiền tham gia thương vụ thoái vốn Sabeco dự kiến trong năm nay. Theo đó Sabeco được đề nghị theo lộ trình làm 2 đợt, đợt 1 bán 53,5% vốn điều lệ (tương đương 24.000 tỷ đồng) trong năm 2016. Đợt 2 bán 36% vốn điều lệ còn lại (tương đương 16.000 tỷ đồng) trong năm 2017 sau khi Sabeco niêm yết. Đây là thương vụ có lẽ được nhiều NDT cả trong nước lẫn các công ty sản xuất đồ uống tên tuổi trên thế giới như Heineken, Anheuser-Busch, SABMiller hay Singha…đăng ký tham gia mua vào.
Về cơ bản, tuần giao dịch vừa qua thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng của áp lực bán ròng từ NDTNN với giao dịch giằng co và phân hóa mạnh mẽ. Lượng bán ròng tính tới thời điểm này là 5 tuần liên tiếp với giá trị ròng chỉ tính riêng trên HSX đã lên tới 3.200 tỷ đồng – một con số khá lớn và thời gian bán kéo dài. Tuy nhiên, điểm tích cực là giao dịch chỉ tập trung vào một vài cổ phiếu Bluechips do đó các tác động mang tính cục bộ nhiều hơn và mặt khác là NDT nội cũng không quá bi quan thậm chí còn tham gia mạnh tại các vùng giá thấp điển hình tại hai cổ phiếu là VCB và VNM. Do đó, áp lực bán ròng ngắn hạn là có ảnh hưởng nhưng không quá mạnh và thị trường nhìn chung vẫn đang hấp thụ khá tốt lượng cung cổ phiếu này.
Bỏ qua tác động của một vài cổ phiếu lớn, nhìn chung diễn biến thị trường vẫn có một số điểm tích cực với diễn biến sôi động tại nhóm cổ phiếu Midcap có cơ bản tốt. Trong đó, nhiều cổ phiếu đã có mức tăng giá khá tốt trong tuần qua điển hình như: DRC, CSM, VCS, CVT,      VNS, BCC, FCN, CMG, FPT, HPG, BHS… Bên cạnh đó, sự phục hồi của giá dầu trong tuần qua cũng phần nào hỗ trợ cho đà tăng giá trở lại của nhóm cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PVS, PXS, PVB…
Diễn biến giao dịch tuần tới với thông tin VNM tiếp tục được lọt vào rổ danh mục của V.N.M ETF có thể sẽ tác động tích cực tới giá cổ phiếu này trong ngắn hạn sau khi chịu áp lực bán khá mạnh vào tuần qua. Tuy nhiên, việc VNM lọt top trong cả hai quỹ ETF sẽ khiến các cổ phiếu còn lại trong danh mục chịu áp lực giảm tỷ trọng nhưng cũng không quá lớn. Về cơ bản chúng tôi vẫn cho rằng thị trường có thể tiếp tục giằng co mạnh trong các phiên cơ cấu danh mục nhưng áp lực mua bán sẽ tương đối cân bằng.

Về mặt kỹ thuật:
VN-INDEX tiếp tục dao động tích lũy trong biên độ hẹp với vùng dao động từ 653-675 điểm. Trong đó, ngưỡng hỗ trợ gần nhất nằm ở vùng 660 điểm tương ứng MA20 ngày đang phát huy vai trò chống đỡ tâm lý khá quan trọng. Boillinger Band đang trong xu hướng co hẹp và tích lũy báo hiệu khả năng thị trường có thể sẽ sớm chuyển trạng thái sau giai đoạn tích lũy này. Mặc dù MACD vẫn đang báo tín hiệu điều chỉnh nhưng RSI và Stochastich đang cho thấy khả năng sớm diễn ra các phiên hồi phục sau khi về sát vùng quá bán trong tuần vừa qua.
Với kịch bản tích cực, chúng tôi cho rằng sau khi dao động tích lũy quanh vùng 653-675, khả năng thị trường sẽ test lại đỉnh cũ 680 điểm và hướng tới vùng điểm cao hơn khi bước vào sóng 5 với mục tiêu là 720 điểm.
Với kịch bản thận trọng, trong trường hợp một nhịp giảm xuất hiện và VN-INDEX giảm xuyên qua vùng 653 điểm, khả năng thị trường sẽ kiểm nghiệm lại hỗ trợ mạnh 640-645 điểm.
 
Chiến lược giao dịch tuần tới: Duy trì nắm giữ và mua thêm với cổ phiếu cơ bản tốt
Ngắn hạn, hai chỉ số có thể tiếp tục dao động tích lũy trong biên độ hẹp với các phiên tăng giảm đan xen do ảnh hưởng của kỳ review danh mục ETF. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy tín hiệu giao dịch tích cực và câu chuyện riêng tại từng cổ phiếu và nhóm cổ phiếu. Do đó, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị mua vào và duy trì nắm giữ đối với nhóm cổ phiếu cơ bản tốt và có các catalyst riêng và có kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm và triển vọng lạc quan vào cuối năm.

Danh mục theo dõi:

 

TRẠNG THÁI
MÃ CK
GIÁ HIỆN TẠI
VÙNG GIÁ MUA
GIÁ MỤC TIÊU
ĐIỂM DỪNG
LN KỲ VỌNG
THỜI GIAN
               
Mua vào
VNM
154
144-147
170
148
>10%
6 tháng
Mua vào
HPG
44.3
40-42
55-60
<38
>30%
6 tháng
Mua vào
HSG
43.8
40+/-
58
<35
>20%
6 tháng
Nắm giữ
FPT
45.7
40+/-
48
<38
>15%
6 tháng
Mua vào
FCN
21.9
20-22
29
<20
>30%
6 tháng
Mua vào
SCR
10
9.5-9.8
13
<9.2
>27%
6 tháng
Nắm giữ
KDC
38.1
27-32
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang