Quay lại

Ngày đăng: 17/10/2016

Diễn biến TT quốc tế:
Các chỉ số chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biển giảm nhẹ so với giá trị đóng cửa cuối tuần trước khi  Dow Jones giảm 0,6%, S&P 500 giảm 1% và Nasdaq giảm 1,5%. Trong khi đó đồng USD có tuần tăng giá khá mạnh so với những tuần trước, khi chốt phiên giao dịch cuối tuần 14/10 USD tăng 0,5% so với yên lên 104,17 JPY/USD, và tính cả tuần thì USD đã tăng 1,2% so với đồng yên. Diễn biến này phản ánh số liệu kinh tế khởi sắc của Mỹ được đưa ra trong tuần, làm tăng đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất trong những tháng tới.
Tuần qua tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực từ giá dầu khi mặt hàng này tăng hơn 1% so với cuối tuần trước, qua đó đánh dấu 4 tuần tăng giá liên tiếp. Trong tuần giá dầu WTI giao dịch ổn định trên ngưỡng 50 usd/thùng, có thời điểm giá chạm ngưỡng 52 usd/thùng, tuy nhiên áp lực chốt lời đã khiến giá mặt hàng này kết tuần ở mức 50,35 usd/thùng. Các thông tin hỗ trợ giá dầu tăng trong tuần ghi nhận nguồn cung xăng và các sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu sưởi, sụt giảm mạnh theo báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)
Gía vàng ghi nhận diễn biến hồi phục trở lại sau 3 tuần giảm giá trước đó khi kết tuần ở mức 1.255,5 USD/oz, tăng 0,3% so với tuần trước. Trong tuần trước, vàng ghi nhận tuần sụt giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm với mức lao dốc 5%.
Diễn biến thị trường trong nước
Các chỉ số thị trường tăng điểm trở lại trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 0,45% đứng tại 687 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 0,19% lên 85,45 điểm. Thanh khoản thị trường trên hai sàn diễn biến trái chiều. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 121,2 triệu đơn vị/phiên tăng 1,63% so với tuần giao dịch trước; sàn HNX đạt hơn 38,8 triệu cổ phiếu/phiên giảm 3,32%.
Dòng tiền bắt đáy xuất hiện ở nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn và giúp sắc xanh trở lại với các chỉ số thị trường trong tuần qua. Tuy vậy, thị trường vẫn chưa có sự bứt phá khi dòng tiền có sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu Bluechip. Tuy nhiên điểm đáng chú ý trong tuần là sự quan tâm của dòng tiền đối với nhóm cổ phiếu midcap và penny có thị giá thấp và mang tính đầu cơ cao, đa số các cổ phiếu này đều tăng khá trong tuần và ghi nhận diễn biến tích cực trở lại sau giai đoạn giảm sâu khi bị lãng quên suốt 9 tháng đầu năm.
Phiên giảm điểm mạnh đầu tuần đã khiến tâm lý giới đầu tư trở nên thận trọng hơn và kéo theo áp lực tháo hàng tiếp tục lan tỏa rộng trong phiên giao dịch ngày 11/10. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy bất ngờ hoạt động mạnh trở lại với tâm điểm là nhóm cổ phiếu Bluechip khiến nhóm này hồi phục mạnh mẽ và giúp chỉ số này đảo chiều ngoạn mục về cuối phiên để hồi phục trở lại trên mốc 680 điểm. Lực cầu bắt đáy tăng mạnh theo đó cũng giúp thanh khoản thị trường có sự cải thiện đáng kể trong phiên giao dịch này. Sau phiên đảo chiều ngoạn mục ngày 11/10, tâm lý giới đầu tư đã trở nên tích cực nhờ đó sắc xanh tiếp tục hiện diện trên các chỉ số trong các phiên giữa tuần.
Nhóm cổ phiếu Bluechip vẫn là bệ đỡ quan trọng cho đà tăng của các chỉ số. Tuy nhiên, giao dịch và mức tăng ở nhóm cổ phiếu này chưa có sự đột phá khi hiện tượng phân hoá vẫn rõ nét mà chưa có sự đồng thuận tăng giá trên diện rộng. Điểm đáng chú ý nhất trong tuần qua là hiện tượng dòng tiền có sự dịch chuyển sang các nhóm cổ phiếu midcap và penny thị giá thấp, như FLC, HAR, HQC, HHS, HAG, FIT, VHG, BCG,KSH, MCG, VHG…Đây là nhóm giảm giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay và hầu hết đang ở vùng giá thấp nhất trong lịch sử của các cổ phiếu này. Sự dịch chuyển của dòng tiền sang nhóm này mang nặng tính đầu cơ, cho hấy dòng tiền vẫn đang tích cực hoạt động trên thị trường, tìm kiếm các cơ hội sinh lời khi chỉ số đang ở vùng điểm cao nhất trong nhiều năm trở lại đây và đang có diễn biến tích luỹ đi ngang.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 62 tỷ đồng trên cả hai sàn (đã loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến). Trong đó, họ mua ròng trên HOSE với 374 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với 17,45 tỷ đồng. Nếu loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến của CII thì khối ngoại vẫn mua ròng hơn 45 tỷ đồng trên HOSE. Lực mua của khối ngoại vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm Bluechip. Trên HOSE, họ mua ròng tập trung mạnh nhất là ở CII với 351,3 tỷ đồng (chủ yếu thông qua giao dịch thỏa thuận), tiếp theo là VNM với 298,3 tỷ đồng, SKG với 31 tỷ đồng, SSI với 14,3 tỷ đồng… Về phía bán ròng là các mã như HPG với gần 120,5 tỷ đồng, tiếp theo là CTD với 83,6 tỷ đồng,HSG với 30,3 tỷ đồng...Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở PVS với 10,38 tỷ đồng,BVS với 6,66 tỷ đồng và PLC với 5,6 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở SCR và NTP với 18,6 tỷ và 7,2 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật:
Tuần qua, các chỉ số đều ghi nhận diễn biến kiểm nghiệm thành công các ngưỡng hỗ trợ mạnh tương ứng MA20 ngày, Vnindex đã retest thành công vùng hỗ trợ mạnh 675 điểm và hồi phục tích cực trở lại để đóng cửa sát vùng đỉnh cũ 690 điểm, trong khi Hnxindex cũng kiểm nghiệm thành công vùng hỗ trợ 84 điểm và hồi phục trên ngưỡng 85 điểm. Ngoài ra, điểm tích cực là thanh khoản thị trường chung đã tăng khá trở lại trong bối cảnh áp lực cung chốt lời gia tăng, điều này cho thấy sức hấp thụ của lực cầu hiện tại đang khá tốt, giúp thị trường duy trì trạng thái cân bằng và dần tạo lập mặt bằng giá mới sau 2 tuần tăng điểm trước đó.
Như vây, thị trường đã trải qua 3 tuần điều chỉnh - tích luỹ và hội phục đúng như kịch bản CLTT đã đưa ra trong thời gian qua. Trong tuần tới, Vnindex có cơ hội lớn để chinh phục vùng đỉnh cũ 690 điểm và tiến lên các vùng điểm cao hơn ở 700 – 720 điểm với khả năng hồi phục của nhóm bluechip và sự vận động tích cực của dòng tiền hiện nay.
Chiến lược giao dịch tuần tới:
Duy trì danh mục hiện tại và có thể tăng tỷ trọng ở các CP tốt đã điều chỉnh phù hợp khi Vnindex vượt đỉnh 690 điểm. Sau ngày 20/10 là thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý III của các công ty niêm yết, do đó chúng tôi cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất để nhà đầu tư sàng lọc các cơ hội giải ngân mới trong giai đoạn này. Đối với các hoạt động giải ngân mới nên có các yếu tố hỗ trợ như: (1) Cơ bản tốt và có KQKD Q3 dự kiến tích cực, (2). Có thông tin hỗ trợ mạnh; (3) Đang trong xu hướng tăng và thu hút được dòng tiền; (4) Đang bị định giá thấp.
Danh mục tham khảo:
TRẠNG THÁI
MÃ CK
VÙNG GIÁ MUA
GIÁ MỤC TIÊU
ĐIỂM DỪNG
LN KỲ VỌNG
THỜI GIAN
Mua vào
FPT
40-43
48
<38
>15%
6 tháng
Mua vào
VNM
140-142
156
<135
>10%
6 tháng
Mua vào
HPG
40-42
53
<38
>25%
6 tháng
Mua vào
SCR
9.7-10.1
13
<9.2
>25%
6 tháng
Mua vào
FCN
19.5-20.5
24
<20
>15%
6 tháng
Mua vào
PET
11-11.5
13.5
10.5
>15%
6 tháng
Nắm giữ
PVS
19.0-19.5
23
18
>15%
6 tháng
Nắm giữ
VNS
31-34
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang