Quay lại

Ngày đăng: 09/11/2022

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới: 

  • Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả bầu cử giữa kỳ của Mỹ, kết quả này có thể ảnh hưởng đến mức chi tiêu và quy định của Chính phủ trong tương lai. Đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 333,83 điểm (+1,02%) lên 33.160,83 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 0,56% lên 3.828,11 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,49% lên 10.616,20 điểm. Cả 3 chỉ số đều tăng phiên thứ 3 liên tiếp. Những người tham gia thị trường đang dự báo Đảng Cộng hoà giành lại Hạ viện Mỹ và có thể giành được chiến thắng ở Thượng viện khi kết quả bầu cử công bố vào ngày tối thứ Ba. Nhìn chung, lịch sử cho thấy thị trường có xu hướng tăng đến cuối năm và đến 12 tháng sau cuộc bầu cử giữa kỳ khi nhà đầu tư cảm thấy nhẹ nhõm khi rõ ràng hơn về chính sách trong tương lai. Jan Hatzius của Goldman Sachs chia sẻ: “Một chiến thắng bất ngờ của Đảng Dân chủ tại Hạ viện và Thượng viện có thể gây áp lực lên chứng khoán, khi những người tham gia thị trường có thể dự báo việc tăng thêm thuế doanh thuế doanh nghiệp”. 
  • Giá dầu giảm hơn 2% do lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu nhiên liệu khi dịch Covid-19 bùng phát tồi tệ hơn ở Trung Quốc, và những lo lắng về kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ. Kết phiên, hợp đồng dầu Brent lùi 2,34 USD (-2,4%) xuống 95,59 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2,64 USD (-2,9%) còn 89,15 USD/thùng. Bob Yawger, Giám đốc giao dịch năng lượng tại Mizuho, nhận định: “Thị trường đang bước vào ngày hôm nay với một mức độ hoài nghi nhất định xung quanh cuộc bầu cử… Chúng ta hãy chờ xem kết quả là loại tình huống nào ở đây”. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày thứ Ba đã hạ triển vọng nhu cầu năng lượng tại Mỹ trong năm 2023 và cho biết dự báo sản lượng tại Mỹ vào năm tới sẽ thấp hơn 21% so với dự kiến trước đó. Những người tham gia thị trường, lo ngại lạm phát cao và lãi suất tăng có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu, cũng sẽ theo dõi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu (11/11). 
  • Giá vàng tăng hơn 2% để vững chắc trên mốc 1.700 USD/oz, được thúc đẩy bởi đà suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu và sức mua kỹ thuật, trong khi thị trường vẫn tập trung chú ý vào dữ liệu lạm phát của Mỹ công bố vào cuối tuần này. Chốt phiên, hợp đồng vàng giao ngay tiến 2,2% lên 1.711,87 USD/oz, mức cao nhất kể từ ngày 07/10/2022. Hợp đồng vàng tương lai cộng 2,08% lên 1.715,1 USD/oz. Chuyên gia phân tích Craig Erlam của Oanda cho biết: “Vàng đã vượt mức 1.680 USD/oz và sau đó là 1.700 USD/oz và việc phá vỡ các mức kỹ thuật đó có thể tạo ra thêm sự thúc đẩy”. Chỉ số đồng USD lùi 0.5% xuống gần mức thấp nhất trong gần 2 tuần, làm vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với người sử dụng những đồng tiền khác. Lợi suất trái phiếu Mỹ cũng giảm. Bên cạnh đó, dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Mỹ dự kiến công bố vào ngày 10/11, với nhiều chuyên gia dự báo mức giảm ở cả tháng và năm xuống lần lượt là 0,5% và 6,5%. Ngoài ra, nhà đầu tư định giá khả năng 67% Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12, và khả năng 33% nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. 
Bản tin phái sinh 09/11/2022 - Chiến lược mua thấp bán cao
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang